10 lý do không nên đưa thủy điện lớn vào các sáng kiến khí hậu
ThienNhien.Net – Các tổ chức xã hội dân sự trên toàn cầu mới đây đã đưa ra bản tuyên ngôn kêu gọi loại bỏ thủy điện lớn ra khỏi các Sáng kiến Khí hậu toàn cầu.
Các dự án thủy điện lớn thường được các thể chế tài chính quốc tế, các chính phủ và các nhà đầu tư truyền bá như một nguồn năng lượng “xanh và sạch”. Các dự án này thường được hưởng nhiều ưu đãi từ các công cụ ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm tín dụng carbon thuộc Cơ chế Phát triển Sạch (CDM), tín dụng từ các Quỹ Đầu tư Khí hậu của Ngân hàng Thế giới, và các kỳ hạn tài chính đặc biệt từ các tổ chức tín dụng xuất khẩu, cùng cổ phiếu xanh. Ngành công nghiệp thủy điện cũng vận động tài trợ cho các dự án thủy điện lớn từ Quỹ Khí hậu Xanh; và trên thực tế nhiều chính phủ đã thúc đẩy các công trình này như một hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các sáng kiến quốc gia. Chẳng hạn, ít nhất 12 chính phủ có ngành thủy điện phát triển lớn mạnh đã liệt kê hoạt động phát triển thủy điện trong Báo cáo quốc gia Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) – một cam kết của quốc gia với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Nguồn hỗ trợ từ các sáng kiến khí hậu là một trong những lí do giúp hơn 3.700 đập thủy điện đang hoặc chuẩn bị được xây dựng. Thế nhưng các dự án thủy điện lớn chỉ là một giải pháp sai lầm cho biến đổi khí hậu và vì vậy cần được loại bỏ trong các sáng kiến khí hậu quốc gia và quốc tế.
10 lý do đã được bản tuyên ngôn của các tổ chức xã hội dân sự đưa ra để lý giải cho nhận định này, bao gồm:
1. Hồ chứa thủy điện thải ra một khối lượng lớn khí nhà kính, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới. Theo một nghiên cứu khoa học, khí metan từ các hồ chứa chiếm hơn 4% các yếu tố gây nên biến đổi khí hậu do hoạt động của con người – tương đương với tác động từ ngành hàng không. Trong một số trường hợp, các dự án thủy điện thậm chí còn phát thải ra nhiều hơn các nhà máy nhiệtđiện đốt than với cùng một sản lượng điện.
2. Các dòng sông lưutrữ khoảng 200 triệu tấn carbon từ bầu khí quyển mỗi năm. Thêm vào đó, phù sa mà những con sông như Amazon, Congo, Ganges và Mê Công mang ra biển để nuôi sống các sinh vật phù du cũng hấp thụ phần lớn lượng carbon. Các dự án đập thủy điện và các loại đập khác làm gián đoạn vận chuyển phù sa và chất dinh dưỡng, gây suy yếu vai trò bể chứa carbon toàn cầu của các dòng sông.
3. Đập thủy điện khiến hệ thống nguồn nước và năng lượng dễ bị tổn thương hơntrước biến đổi khí hậu. Những trận lũ lụt bất thường đang đe dọa sự an toàn của các con đập. Riêng tại Mỹ, lũ lụt đã khiến 100 con đập dừng hoạt động kể từ năm 2010. Việc xây dựng đập càng khiến trầm trọng hóa thiên tai lũ lụt tại một số vùng núi vốn dễ bị tổn thương như Uttarakhand, Ấn Độ. Đồng thời, hạn hán trầm trọng hơn khiến rủi ro kinh tế đối với thủy điện gia tăng, gây ảnh hưởng nặng nề tới các quốc gia từ châu Phi cho đến Brazil, những nơi điện lưới phụ thuộc hầu hết vào thủy điện.
4. Trái với hầu hết các dự án điện gió, quang năng và thủy điện nhỏ, đập thủy điện gây ra những tổn hại nặng nề và thường không thể phục hồi đối với các hệ sinh thái trọng yếu. Chính do hoạt động xây dựng đập và các yếu tố khác, trung bình hệ sinh thái nước ngọt đã mất đi 76% các loài sinh vật kể từ năm 1970 – nhiều hơn tổng hệ sinh thái biển và trên cạn. Xây dựng thêm những con đập để bảo vệ hệ sinh thái khỏi biến đổi khí hậu chẳng khác nào việc hi sinh động mạnh của thế giới để bảo vệ lá phổi của nó.
5. Các dự án thủy điện lớn tác động nghiêm trọng tới cộng đồng bản địa và thường xâm phạm quyền sở hữu của người dân bản xứ đối với đất đai, lãnh thổ, tài nguyên, quyền quản trị, sự toàn vẹn văn hóa và sự đồng thuận một cách tự nguyện trên cơ sở được thông tin đầy đủ. Đến nay, để xây dựng thủy điện, ít nhất 40-80 triệu người dân đã bị di dời và và khoảng 472 triệu người dân hạ nguồn chịu tác động tiêu cực. Trong khi đó, sự kháng cự của những cộng đồng bị ảnh hưởng bởi đập thường bị đàn áp bởi những hành động xâm phạm quyền con người nghiêm trọng.
6. Những dự án thủy điện lớn không phải lúc nào cũng là một công cụ hữu hiệu để mở rộng tiếp cận năng lượng cho người nghèo. Ngược lại với điện gió, quang năng và thủy điện nhỏ, các đập thủy điện lớn dựa vào mạng lưới điện trung tâm, thường không phải là một công cụ hiệu quả về mặt chi phí để đến với những cộng đồng vùng sâu vùng xa, đặc biệt như ở vùng Cận Sahara, châu Phi và dãy Himalaya. Thực tế, các dự án thủy điện lớn thường được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của các dự án khai khoáng và công nghiệp mặc dù vẫn được biện minh bằng nhu cầu năng lượng của người nghèo.
7. Mặc dù có thể là một giải pháp hữu hiệu trong một số trường hợp, các dự án thủy điện lớn thường là một giải pháp biến đổi khí hậu tốn kém cả về tiền bạc và thời gian. Trung bình, các con đập vượt quá 96% chi phí và 44% thời gian dự kiến. Trong khi đó, với các dự án điện gió và quang năng thì việc xây dựng nhanh hơn rất nhiều và chi phí thực tế trung bình chỉ vượt không quá 10%.
8. Không giống các dự án điện gió và mặt trời, thủy điện không còn là một công nghệ sáng tạo, và không hề có bất cứ đột phá công nghệ lớn nào trong nhiều thập kỷ qua. Cũng không giống điện mặt trời, các tài trợ từ quỹ khí hậu cho các dự án thủy điện lớn sẽ không mang lại lợi thế kinh tế nhờ quy mô, và cũng không hề khuyến khích các quốc gia chuyển giao công nghệ mới sang các quốc gia ở Nam bán cầu.
9. Điện gió và năng lượng mặt trời đã trở nên ngày càng dễ tiếp cận và cạnh tranh về mặt tài chính, đến nay đã vượt qua các dự án thủy điện lớn về công suất. Khi lưới điện ngày càng trở nên thông minh hơn và chi phí tích trữ điệngiảm, các dự án thủy điện mới sẽ dần không còn cần thiết để cân bằng các nguồn năng lượng tái tạo không ổn định.
10. Các dự án thủy điện hiện chiếm 26% trong tổng số các dự án đăng kí CDM và nhận được hỗ trợ khá lớn từ các sáng kiến khí hậu khác. Tài trợ khí hậu cho các dự án thủy điện lớn chiếm nguồn hỗ trợ đáng ra được dành cho các giải pháp thực sự hiệu quả như điện gió, quang năng và thủy điện nhỏ. Việc đưa thủy điện lớn vàocác sáng kiến khí hậu một cách mù quáng có lẽ sẽ triệt tiêu nhu cầu đối với các giải pháp khí hậu hiệu quả.
Đến nay đã có hơn 50 nhà tài trợ và các tổ chức xã hội dân sự trên toàn cầu ký tên trong bản tuyên ngôn trên để kêu gọi các chính phủ, các nhà tài trợ và các thể chế khác không đưa thủy điện lớn vào các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, kêu gọi tất cả các sáng kiến khí hậu và giải pháp về năng lượng tôn trọng quyền và sinh kế của người dân địa phương.
Bản tuyên ngôn dự kiến sẽ được công bố tại COP21 tới đây tại Paris và hiện vẫn đang kêu gọi thêm các chữ ký ủng hộ đến hết ngày 30-11-2015.
SPONSORS:
Asia Indigenous Peoples Pact • Asociación Interamericana para la Defensa del Ambiente • Amazon Watch • Bianca Jagger Human Rights Foundation • Carbon Market Watch • France Liberte • International Rivers • Jeunes Volontaires pour l'Environnement International • Oxfam International • REDLAR • Rios Vivos • Rivers Without Boundaries • South Asia Network on Dams, Rivers and People • Urgewald
CO-SIGNERS:
Afghanistan
Youth for Change Afghanistan Organization (YCAO)
Argentina
Asociación Ambientalista MayuSumaj - Asociacion Amigos de los Parques Nacionales - La Asociación Amigos de los Parques Nacionales (AAPN)
Armenia
EcoClub "Tapan"
Australia
Aboriginal Rights Coalition
Bangladesh
Alliance for Cooperation and Legal Aid Bangladesh (ACLAB) - Awaj Foundation - Badhan Hijra Sangha (BHS) - Bangladesh Adivasi Forum (BAF) - Bangladesh Centre for Human Rights and Development (BCHRD) - Center for Bangladesh Studies (CBS) - Chittagong Hill Tracts Citizens' Committee (CHTCC) - Chittagong Hill Tracts Indigenous Jumma Association - CLEAN (Coastal Livelihood and Environmental Action Network) - Dhaka Single Women Association (DSWA) - EquityBD - JAGO NARI - Kapaeeng Foundation (KF) - Light House - Participatory Research Action Network (PRAN) - Peoples Development Community (PDC) - UBINIG (Policy Research for Development Alternative) - Zabarang Kalyan Samity (ZKS)
Brazil
Articulação de Mulheres Brasileiras - Articulação dos Povos Indígenas do Brasil - APIB - Apremavi - Associação de Preservação do Meio Ambiente e da Vida - Associação Ambientalista Corrente Verde - Stª Mª da Vitória-Bahia - Associação de Defesa Etnoambiental - Kanindé - CNLB - Coletivo de Mulheres de Altamira - Comissão Paroquial de Meio Ambiente (CPMA) - Caetite - Ecoa - Ecologia e Ação - Folha de Ipiíba - Forum da Amazônia Oriental - FAOR - Forum em Defesa de Altamira - Fórum Mudanças Climáticas e Justiça Social - Fundação Tocaia - Grupo Semente - Instituto Brasileiro de Análises Sociais e Econômicas (IBASE) - Instituto GAIA - Instituto Panamericano do Ambiente e Sustentabilidade (IPAN) - Movimento dos Atingidos por Barragens (MAB) - Movimento Munduruku Ipereg Ayu - Movimento Tapajós Vivo - Movimento Xingu Vivo Para Sempre (MXVPS) - O Grupo de Defesa da Amazônia - Operação Amazônia Nativa - OPAN - UFPA
Burkina Faso
Centre de Documentation et de Recherche Economiques et Sociales (CEDRES)
Cambodia
Banteay Srei - Cambodia Indigenous Youth Association (CIYA) - Equitable Cambodia - Highlanders' Association (HA) - Positive Change for Cambodia (PCC)
Cameroon
Green Development Advocates
Canada
Atlantic Regional Solidarity Network
Chile
Agrupación Cultural Wekeche - Agrupación Ecológica Altué - Amigos del Río San Rodrigo - Chile Sustentable - COMISIÓN JUSTICIA Y PAZ - Comité Pro Defensa de la Fauna y Flora (CODEFF) - Consejo de Defensa de la Patagonia Chilena (CDP) - Corporación Chile Ambiente - Corporación Privada para el Desarrollo de Aysén - Ecosistemas - Etica en los Bosques - Fiscalía de Medio Ambiente (FIMA) - Fundacion Nahuelbuta - Fundación Terram - Futaleufú Riverkeeper - Geute Conservación Sur - Observatorio Ciudadano - ONG FIMA - Verdeseo - Agrupacion Aysen Reserva de Vida - Colalición Ciudadana Aysén Reserva de Vida - Coalición Ecuménica por el Cuidado de la Creación
China
Taiwan Associaton for Rights Advancement for Ping Pu Plains. Aborigine Peoples (TARA-Ping Pu)
Colombia
Asociación Ambiente y Sociedad - ASPROCIG - Censat Agua Viva - Instituto Latinoamericano para una Sociedad y un Derechos Alternativos (ILSA) - Movimiento Rios Vivos
Costa Rica
Asada Santa Cecila - COECOCEIBA - La Asociación Amigos de los Parques Nacionales (AAPN) - Fundación Neotrópica - Movimiento en defensa de los rios de Dota - PROAL-JAKUII (Proyectos alternativos/Pacuare) - UCR
Democratic Republic of Congo
Actions pour les Droits, l'Environnement et la Vie (ADEV) - La Coalition Réforme et Action Publique (CORAP) - Le Conseil Regional des Organisations Non Gouvernementales de Developpement (CRONGD)
Denmark
International Work Group for Indigenous Affairs (IWGIA)
Dominican Republic
Brigada Cimarrona Sebastián Lemba
Ethiopia
Ethiopian Human Rights Council
France
Fondation Danielle Mitterrand-France Libertés - International Council for the Indigenous Peoples of CHT (ICIP-CHT)
Georgia
Center of Innovative Development of Enterprises, EaP National Platform WG - Green Alternative
Germany
Urgewald
Guatemala
Breaking the Silence Maritimes-Guatemala Solidarity Network - CERIxim, el Colectivo de Estudios Rurales Ixim - Colectivo MadreSelva
India
Adivasi Women's Network (AWN) - Association for Promotion Sustainable Development (APSD) - Bharat Jan Vigyan Jatha - Bible Hill Youth Club - Borok Peoples' Human Rights Organisation (BPHRO) - Center for Advancement of Public Understanding of Science & Technology (CAPUST) - Centre for Research and Advocacy, Manipur (CRAM) - Civil Society Women Organization (CSWO) - Clean Energy Access - Empower INDIA - Forum for Policy Dialogue on Water Conflicts in India - Society for Promoting Participative Ecosystem Management (SOPPECOM) - Gram Bharati Samiti (GBS) - Gramya Resource Centre for Women - India Climate Justice Platform - India Network on Ethics and Climate Change - Indigenous Perspectives - INECC - Lok Shakti Abhiyan - Manthan Adhyayan Kendra - Mishing Bane Kebang - Naga Peoples Movement for Human Rights (NPMHR) - Paryavaran Suraksha Samiti - River Research Centre - Samajik Seva Sadan - Sikkim Bhutia Lepcha Apex Committee - Society for Promoting Participative Ecosystem Management (SOPPECOM) - South Asian Dialogues on Ecological Democracy - South Asia Network on Dams, Rivers & People - The Timbaktu Collective - The Vigyan Vijay Foundation, New Delhi - ToxicsWatch Alliance (TWA) - VIKALP - Zo Indigenous Forum (ZIF) - Zomi Human Rights Foundation (ZHRF)
Indonesia
Aliansi Masyarakat Adat Nusantara (AMAN) - Inspirator Muda Nusantara - Serikat Perempuan Indonesia (Indonesian Women Organization) (SERUNI) - WALHI Jawa Barat
Italy
SONIA for a Just New World (SONIA)
Kazakhstan
Feminist League - "Jabagly-Manas" Mountain Club Public Association
Kenya
Indigenous Information Network (IIN) - International Alliance of Indigenous and Tribal Peoples of the Tropical Forests (IAITPTF) - Jamaa Resource Initiatives - Sengwer Indigenous Peoples Programme
Kyrgyzstan
Central Asia Toxic Action Network
Malaysia
#PowerShiftMsia - Borneo Project - Borneo Resources Institute (BRIMAS) - Communities’ Information and Communications Centre (CICOM) - Community-Led Environmental Awareness for our River (CLEAR) - Jaringan Orang Asal SeMalaysia (JOAS) - Partners of Community Organisations (PACOS Trust) - Persatuan Belia Perubahan Iklim - Sarawak Citizens Movement (GASAK) - Sarawak Natives Customary Land Rights Network - SAVE Rivers Network
Mauritania
ONG Mer Bleue
Mexico
Agencia Internacional de Prensa Indígena (AIPIN) - CeIBA AC - Centro de Análisis e Investigación - Congreso Nacional de Comunicación Indígena (CNCI) - FUNDAR - Otros Mundos AC - Prodefensa del Nazas, A.C. - Servicios para una Educación Alternativa
Moldova
Eco-TIRAS International Association of River Keepers
Mongolia
Centre for Human Rights and Development (CHRD) - Gobi Soil - OT Watch - Rivers without Boundaries International Coalition - Steps Without Borders
Myanmar
Chin Human Rights Organization (CHRO) - Justice and Peace Commission (JPC)/Catholic Bishops' Conference of Myanmar (CBCM) - Nationalities Youth Forum (NYF) - Promotion Of Indigenous and Nature Together (POINT)
Nepal
Active Society Nepal (ASN) - Ageing Nepal - Beyond Beijing Committee (BBC) - Beyond Beijing Committee (BBC) - Center for Indigenous Peoples' Research and Development (CIPRED) - Federation of Nepalese Indigenous Nationalities Journalists (FONIJ) - Indigenous Nationalities Women Youth Network (INWYN) - Kirat Chamling Association (KCA) - Kirat Chamling Language Culture Development Association (KCLCDA) - Kirat Chamling Youth Society (KCYS) - Kirat Welfare Society (KWS) - Kirat Youth Society (KYS) - Kulung Mimchha Guskham (KMG) - Lawyers' Association for Human Rights of Nepalese Indigenous Peoples (LAHURNIP) - National Forum for Advocacy, Nepal (NAFAN) - Nepal Federation of Indigenous Nationalities (NEFIN) - Nepal Kirat Kulung Bhasa Sankskriti Utthan Sangh (NKKBSUS) - Nepal Magar Association (NMA) - People Unity Youth Society (PUYS) - SunFarmer - United Coalition of Against All Discrimination, Nepal (UCAAD) - Unity Society - Youth Awareness Society Nepal (YASN) - Youth Federation of Indigenous Nationalities, Nepal (YFIN)
Netherlands
Both ENDS - Netherlands Centre for Indigenous Peoples (NCIV) - River Basin Friends (NE)
Nicaragua
Centro de los Derechos del Campesino (CEDECAM) - Centro para la Autonomía y Desarrollo de los Pueblos Indígenas (CADPI)
Nigeria
Labour,Health and Human Rights Development Centre
Pakistan
Advocacy, Research, Training and Services (ARTS) Foundation - DAMAAN Development Organization
Panama
Alianza para la Conservacion y el Desarrollo (ACD) - Centro de Incidencia Ambiental (CIAM)
Peru
Centro de Promocion Estudios de la Mujer - Instituto Jajachupan - Movimiento Ciudadano frente al Cambio Climático (MOCICC) - Paz y Esperanza
Philippines
Alyansa Tigil Mina (Alliance Against Mining) - Asia Indigenous Peoples Netowrk on Extractive Energy and Industries (AIPNEE) - Asia Pacific Indigenous Youth Network (APIYN) - Asia Pacific Research Network (APRN) - Asian Peoples' Movement on Debt and Development (APMDD) - BAI Indigenous Women's Network - Center for Women's Resources (CWR) - Cordillera Disaster Response & Development Services (CorDis RDS), Inc. - Cordillera Indigenous Peoples Legal Center (DINTEG) - Cordillera Peoples Alliance (CPA) - International Indigenous Peoples Movement for Self Determination and Liberation (IPMSDL) - KALIKASAN-People's Network for the Environment - Kalipunan ng Mga Katutubong Mamamayan ng Pilipinas (KATRIBU) - Migrante International - NGO Forum on ADB - Philippine Rural Reconstruction Movement (PRRM) - Philippine Task Force for Indigenous Peoples Rights (TFIP) - Tebtebba (Indigenous Peoples' International Centre for Policy Research and Education) - Tribal Government of the Philippines
Russia
Altai Regional Public Fund for 21st Century Altai - Amur Ecological Club Ulukitkan - Arkhangelsk Regional Youth Ecological Public Organisation (Aetas) - Association of Environmental Journalists - Biodiversity Conservation Center - Bureau for Regional Outreach Campaigns (BROC) - Buryat Regional Association on Lake Baikal - Center for Support of Indigenous Peoples of the North (CSIPN) - Council of the All-Russian Public Organization "Socio-Ecological Union" (SEU) - ECA Green Movement - Ecological Center "Dront" - Environmental Watch on North Caucasus - Great Baikal Trail Association-Buryatia - Green Branch - Green Cross - Green Don - Institute of General and Experimental Biology SB RAS - Interregional Environmental Organization ECA - Interregional Non-Governmental Environmental Foundation ISAR-Siberia - IPEN/Eco-Accord - ISAR-Siberia - Kola Biodiversity Conservation Center - Krasnoyarsk Regional Environmental Public Organization "Plotina" - Magadan Centre of Environment - NGO Environmental Watch on the North Caucasus - Public Ecological Centre of the Republic of Sakha (Yakutia) - Public Environmental Monitoring Network of The Sakha Republic - Rivers without Boundaries International Coalition - Russian Ecological Congress - Socio-Ecological Union (SEU) International - The Third Planet from the Sun
Senegal
ARCADE - Lumière Synergie pour le Développement
Sri Lanka
Earth Environment Protect Organization (EEPO) - Sevalanka Foundation
Switzerland
Bruno Manser Fund
Tajikistan
Foundation to Support Civil Initiatives (FSCI)
Tanzania
Pastoralists Indigenous Non-Governmental Organization's Forum (PINGO's Forum)
Thailand
Asia Pacific Forum on Women, Law and Development (APWLD) - Community Resource Centre - Focus on the Global South Mangrove Action Project - Sustainable Development Foundation (SDF)
Uganda
National Association of Professional Environmentalists (NAPE) - Uganda Land Alliance (ULA)
United Kingdom
Bianca Jagger Human Rights Foundation - Forest Peoples Programme (FPP) - International Tibet Network
United States
Amazon Watch - Bank Information Center - Center for International Environmental Law (CIEL) - EarthRights International (ERI) - Friends of the Earth US - Gender Action - Inclusive Development International (IDI) - Institute for Policy Studies - International Accountability Project - Natural Resources Defense Council (NRDC) - Rainforest Action Network - St. George Island Institute
Uruguay
CEUTA
Uzbekistan
Public Association "EKOLANDSKAPE"
Vietnam
CCD - Centre for Sustainable Community Development (S-CODE) - Centre for Sustainable Development in Mountainous Areas (CSDM) - Centre of Research and Development in Upland Areas (CERDA) - Experimental School - FREC - Ho Chi Minh National Politic Academy - People and Nature Reconciliation - Vietnam Indigenous Knowledge Network (VTIK)
International
Asia Indigenous Peoples Pact (AIPP) - Asociación Interamericana para la Defensa del Ambiente (AIDA) - CEE Bankwatch Network - Carbon Market Watch - International Rivers - International Socio-Ecological Union - Jeunes Volontaires pour l'Environnement (JVE) - Oxfam - REDLAR